Mảnh đất Gia Lai không chỉ nổi tiếng qua những đêm nhạc cồng chiêng với cơm lam và rượu cần bên ngọn lửa than hồng. Hình ảnh những nhà sàn và thổ cẩm… Mà nơi đây còn có một địa danh thiên nhiên mới được khám phá, đẹp chẳng khác gì ghềnh đá đĩa ở Phú Yên. Đó là Suối đá đĩa Chư Pah, tỉnh Gia Lai.
Suối đá đĩa Gia Lai
Suối đá đĩa Gia Lai gần thủy điện Ia Ly, thuộc Làng Vân, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai.
Hướng dẫn đường đến suối đá đĩa Chư Pah
Bản đồ đến suối đá đĩa Chư Pah
Đường đến suối đá đĩa Chư Pah: Từ trung tâm thành phố Pleiku đi theo đường Phạm Văn Đồng theo quốc lộ 14 đi về hướng Kon Tum khoảng 14 Km, trên tỉnh lộ 673 đoạn vào nhà máy Thủy điện Ia Ly rẽ trái và đi thẳng khoảng 20 km, sau đó rẽ phải đi theo tỉnh lộ 661 đường vào hồ chứa nước của thủy điện Ia Ly khoảng 2,5 km thì đến làng Vân, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Pah. Từ nhà rông của làng, tiếp tục di chuyển thêm khoảng 2 km nữa thì dừng trước một rẫy cà phê và bắt đầu đi bộ khoảng 500m đường mòn, men theo bờ suối là đến bãi đá ở suối đá đĩa cổ.
Suối đá đĩa ở Gia Lai có đặc điểm gì đặc biệt
Giữa thiên nhiên hoang sơ, Suối đá đĩa huyện Chư Pah nổi bậc ở sự kỳ diệu của thiên nhiên. Những khối đá như những đĩa hình khối xếp chồng lên nhau, tạo nên sự kỳ thú và độc đáo riêng mà khó nơi nào có được. Loại đá ở suối đá đĩa chính là đá Bazan đã hình thành cách đây hàng triệu năm.
Được tạo nên nhờ quá trình hoạt động của núi lửa ở vùng cao nguyên. Có lẽ thời viễn cổ, khi những dòng nham thạch phun trào ra từ núi lửa. Những dòng nham thạch này khi gặp nước lạnh đã bị đông cứng lại. Kết hợp với hiện tượng di ứng lực khiến những khối nham thạch này bị nứt thành nhiều chiều một cách tự nhiên, tạo nên các phiến đá đẹp đến lạ lùng, bí ẩn như ngày nay. Mà đặc biệt ở chỗ có hàng trăm khối hình lục giác, hình tròn hay hình vuông, lớp này xếp nối lên lớp kia, liên tiếp và khít nhau như bàn tay của vị thần nào đó sắp đặt vậy.
Những người đến đây không chỉ đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo, mà còn cảm nhận được sự yên bình khi rời xa khỏi ồn ào của phố thị. Được hòa mình vào thiên nhiên với nắng và gió và con suối của đại ngàn.
Suối đá đĩa Chư Pah có câu chuyện gì gắn liền về nó
Người jrai gọi Suối đá đĩa là Jrai Phă. Jrai có nghĩa là thác nước, còn Phă tức là bể, vỡ, tràn hay tung ra.
Suối đá đĩa còn có tên gọi là Ia Ruai (suối cây đập). Nghe những người dân trong làng kể lại nguyên nhân suối đá đĩa có tên này. Vì trước kia có một nhành cây si vốn nằm vắt vẻo giữa dòng nước đổ từ cao xuống thấp, như sẵn sàng đón chờ những cơn sóng nước ập đến.
Những địa điểm du lịch nào gần suối đá đĩa
Để thuận tiện cho việc di chuyển và khám phá những cảnh đẹp ở Gia Lai. Bạn nên lên cho mình kế hoạch tham quan: Biển Hồ, Biển Hồ Chè, núi lửa Chư Đăng Ya, tham quan thủy điện Ia Ly và chinh phục suối đá đĩa.
Quán ăn gần suối đá đĩa
Gần đập thủy điện Ia ly có nhiều quán ăn. Bạn có thể ghé ở đây để nghỉ ngơi, ăn uống hoặc di chuyển về lại thành phố Pleiku để thưởng thức những quán ăn nổi tiếng gần thành phố (tham khảo bài viết Bỏ túi 6 Quán Gà Nướng ngon khiến thực khách mê mẩn khi đến Gia Lai.).
Suối đá đĩa thật sự là một tuyệt tác kỳ diệu mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho nơi đây. Một kì quan tuyệt đẹp giữa nương rẫy và núi rừng Tây Nguyên.
Nếu có thêm thông tin hay đóng góp ý kiến bạn hãy comment vào phần bên dưới. Để Homestay Ngói quê cập nhật được những thông tin chính xác nhất cho nơi này nhé!
Pingback: (Day 1) Nhật ký ngày đầu tiên khám phá Gia Lai | Du lịch Gia Lai – HOMESTAY NGÓI QUÊ
Pingback: Khám phá Biển Hồ Gia Lai | Du lịch Gia Lai - HOMESTAY NGÓI QUÊ
Pingback: (Day 1) Nhật ký ngày đầu tiên khám phá Gia Lai | Du lịch Gia Lai - HOMESTAY NGÓI QUÊ